Phí hoài tuổi trẻ vì nghiện ma túy
Bước vào đời khi tuổi đời còn rất trẻ, bao nhiêu điều mới lạ, nhưng đối với những bạn trẻ có lối sống đua đòi, ham chơi, thích hưởng thụ theo “trend” của giới trẻ hiện nay nhưng lười lao động, nhiều cô gái trẻ đã phải "chôn vùi" tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình vào ma túy. Đáng tiếc, trong số những cô gái ấy, cậu ấm có người tuổi đời rất trẻ chỉ 14-16 tuổi.
“làm quen” ma túy sau những lần men say
Sinh năm 2008, bước qua tuổi đời mới tròn 16, Nguyễn Duy M, quê Châu Thành, Hậu Giang, đang chấp hành thời gian cai nghiện bắt buộc đối với người sử dụng trái phép chất ma túy từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi. M chia sẻ: “em vào Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ do em sử dụng ma túy với thời gian Quyết định 09 tháng”.
Em sinh ra trong một gia đình khó khăn, cha làm nghề phụ hồ còn mẹ em đi làm ăn xa tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, M còn một người chị và một người em trai còn rất nhỏ. Vì cuộc sống khó khăn, M chỉ học đến lớp 5 thì nghỉ học để phụ giúp gia đình. Ra đời từ rất sớm, người chủ trả công cho một ngày từ 250.000 đến 300.000 đồng từ công việc làm thuê. D được học nghề tóc gần được ra nghề nhưng lại từ bỏ vì cảm thấy không phù hợp với nghề tóc mà chuyển sang học nghề sửa xe khi còn đang dang dở.
Qua tiếp xúc, với làn da trắng, gương mặt khôi ngô pha lẫn sự non nớt, qua những lời tâm sự, em Nguyễn Trùng D, sinh năm 2008, sinh ra từ vùng quê nghèo xa xôi thuộc huyện Vĩnh Viễn A, tỉnh Hậu Giang, cũng học vừa hết lớp 5 vừa bước chân vào lớp 6 thì D quyết định nghỉ học vì con đường học vấn không phù hợp với bản thân mà thích tụ tập cùng nhóm bạn trong những lần họp mặt.
Gia đình D đơn chiếc, có 2 chị em, chị D đi làm ăn xa, còn cha mẹ tảo tần với công việc tay chân nặng nhọc từng ngày gánh vác cho gia đình, mọi chi phí sinh hoạt D không phải lo dù hoàn cảnh gia đình không thuộc khá giả. Nhưng có lẻ vì con trai con 1 trong gia đình nên D cũng được gia đình cưng chìu, yêu thương hết mực chăm lo đầy đủ dù hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. D thường xuyên tụ tập với nhóm bạn bè hư hỏng, biết đến ma túy và nghiện khi nào không hay biết. Đến lúc cơ quan chức năng mời gia đình gặp trao đổi thì ba mẹ mới biết em sử dụng trái phép chất ma túy. Cầm Quyết định cai nghiện bắt buộc trên tay, em mới nhận ra sự sai lầm của mình và cũng là cơ hội để mình từ bỏ được ma túy
Trao đổi với tôi còn một học viên trong làn da bánh mật, em là người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng đất Cờ Đỏ anh hùng, nhưng lại trong một xã nông thôn thuộc diện nghèo nhất của thành phố Cần Thơ - xã Thới Đông. Em L.C cũng sinh năm 2008 nhưng nhìn gương mặt của C trong có vẻ trải nghiệm cuộc đời nhiều hơn so với D và M. Do em phải rời quê hương đi theo gia đình đi làm ăn xa ở vùng Đông Nam Bộ khi học hết lớp 1. C yêu thích nghề xăm và được một người quen cho đi học nghề xăm với giá rẻ so với những học viên khác do được người dạy quý mến cũng một phần em là người dân tộc. Niềm đam mê đã giúp cho C có năng khiếu học rất nhanh và ra nghề mở tiệm xăm tại nhà và kiếm tiền được từ nghề xăm. Nghề xăm cũng không thể tiếp tục khi em được cơ quan chức năng đưa đi cai nghiện ma túy với hình thức lưu trú, sau thời gian lưu trú Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ ban hành áp dụng Quyết định cai nghiện bắt buộc 12 tháng.
Mỗi em điều có hoàn cảnh khác nhau nhưng giống nhau về lứa tuổi và giống nhau về nguyên nhân dẫn đến con đường sử dụng trái phép chất ma túy. Nhìn chung nguyên nhân bắt nguồn bỏ học từ sớm, chưa nhận thức được tác hại của ma tuý, tâm lý lứa tuổi mới lớn với bao nhiêu điều mới lạ đã kích thích sự tò mò và tìm hiểu đã thoi thúc các bạn, bởi những lời rủ rê “nhiệt tình” mà đâu hề hay biết hậu quả khôn lườn. Từ những cuộc hội tụ bạn bè rủ nhau vài ba chén rượu, vài lon bia làm cho bản thân các em không kiểm soát bản thân mà sẵn sàng dùng thử ma túy.
Khuôn mặt còn ngây thơ, vẫn hồn nhiên kể lại câu chuyện của mình với nét đượm buồn vì nổi nhớ gia đình và ân hận vì thiếu kiến thức về tác hại ma túy, cuộc đời còn quá trẻ, nhiều điều còn phía trước để các em học hỏi làm hành trang cuộc sống vào đời. “Em ân hận, vào cai nghiện tại Cơ sở em mới hiểu tác hại ma túy và cảm thấy yêu thương cha mẹ của em nhiều hơn và em quyết tâm từ bỏ ma túy” - M chia sẻ
Ảnh. Người cai nghiện được các thầy, cô tư vấn tâm lý
Giọt nước mắt muộn màng
Gặp tôi khi tinh thần gặp nhiều khủng hoảng, em khóc thật nhiều khi thay đổi môi trường hoàn toàn xa lạ đối với cô gái đang trong độ tuổi trăng tròn. Em Nguyễn Ngọc Tr, sinh năm 2003, thuộc phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Trải qua thời gian đầu cắt cơn, Tr khóc thật nhiều vì thương cho bà ngoại tuổi đã cao ở nhà. Tr tha thiết được trở về với bà ngoại để có cơ hội làm lại cuộc đời, chăm sóc cho ngoại nhưng những giọt nước mắt ấy làm sao có thể xóa hết những lỗi lầm của em trong quá khứ, mà em là người phải trả giá cho những gì mình gây ra khi thiếu kiến thức về tác hại ma túy”.
Từ bé, bao nhiều điều bất hạnh ập đến em, khi ba mẹ em có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, họ chia tay nhau khi em vừa 4 tuổi. Sau đó, mẹ em chấp hành án phạt tù với hơn 20 năm vì tội giết người, em sống cùng với bà ngoại và hình như bà ngoại là người thân duy nhất của em. Sau khi mãn hạn tù thì mẹ em thỉnh thoảng cũng về thăm, do không được gần gũi tiếp xúc với từ nhỏ, tình cảm của em với ba, mẹ hình như chỉ là mối quan hệ trên danh nghĩa. Từ cô gái hồn nhiên, Tr mạnh mẽ bước vào đời mà thiếu đi sự diều dắt từ ba, mẹ. Ngoại đã còng lưng cưu mang em cho đến tận bây giờ. Sức khỏe đã cao, bà không làm nặng được, nên bán vé số để mưu sinh hàng ngày và kiếm tiền gửi cho em trong những tháng ngày cai nghiện tại Cơ sở.
Giờ đây, gặp lại Tr với tinh thần hoàn toàn ổn định, đôi tay thoăn thoắt khi đang may quần, áo tại xưởng may của Cơ sở, ít ai ngờ rằng cô gái nhỏ này có thể tiếp thu nhanh đến vậy, gặp lại tôi, em nhận ra ngày với cái gật đầu kính trọng. “Thời gian đầu em còn lo lắng nhưng giờ đây em bây giờ không còn khóc nữa, em cũng đã dần quen khi sống ở đây, em cảm thấy vui khi được thầy, cô, bạn bè quan tâm, chăm sóc nhưng e chỉ tiếc 1 điều đó là tại sao em không vào cai nghiện sớm hơn, e có thể từ bỏ ma túy sớm hơn…”- Tr chia sẻ
Trò chuyện với tôi, ánh mắt thơ ngây của cô gái vừa bước sang tuổi trưởng thành vẫn còn pha chút thơ ngây, nhìn xa xăm nhớ về thời gian trước kia sống cùng bà. Tụ tập với nhóm bạn đi các điểm vui chơi, bay lắc, có những đêm cùng nhau tụ hợp tổ chức nhậu thâu đêm, với lời mời dùng thử và từ đó em sử dụng về ma túy.
Tr tâm sự: “Bạn em kêu em hút thử, hút như shisa, em cũng hút giống vậy, nhưng lúc đầu em nghỉ ma túy không có ghiền, nhưng từ từ vài lần sau nữa em nghiện lúc nào không hay. Em có tiền là em nhớ đến ma túy, em không còn sức để đi làm, tay chân cứ lìa khỏi cơ thể, tiền làm ra được thì cho bà 1 ít đủ để tiêu xài, số còn lại em đem đốt vào ma túy …”
Khi được hỏi, sau này em làm cách gì để có thể từ bỏ được ma túy và những dự định trong tương lai? Tr phấn khởi “em dự định học nghề may, có chứng chỉ sau này em về xin vào máy ở các xí nghiệp, hoặc may, sửa quần áo tại nhà. Em sẽ chọn lọc bạn để chơi, không còn tìm đến những bạn đã rủ em vào con đường này nữa”. Hy vọng rằng, tương lai, con đường của những em học viên cai nghiện ma túy sẽ rộng mở và chính bản thân các em là người quyết định chọn cánh cửa tương lai đúng đắn và trách nhiệm của cuộc đời mình. Những hoài bảo, các em là ước mơ, niềm hy vọng của cả gia đình những mầm xanh tiếp nối của thế hệ đất nước. Tuổi đời các em còn quá nhỏ để có thể hiểu xa, lo cho tương lai phía trước trong khi đang là tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” làm sao có thể hiểu hết bao sự cám dỗ của xã hội bên ngoài, buộc các em phải là người trưởng thành so với lứa tuổi để nhận ra con đường sai lầm mình đã đi qua mà không còn giẫm đạp lên lối mòn cũ. Nhưng để làm được điều đó rất cần sự quan tâm của các bậc phụ huynh, chính quyền các cấp, các thầy cô ở trường và toàn xã hội để hướng dẫn, định hướng các em nên làm gì để có trách nhiệm với bản thân mình, gia đình và xã hội.
Càng ngày có nhiều bạn trẻ vào cai nghiện ma túy trong độ tuổi thanh niên.
Ông Nguyễn Dũng Chương, Trưởng phòng Tư vấn - Quản lý cho biết “hiện nay Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ đang quản lý 801 người nghiện ma túy, trong đó có đến 411 người cai nghiện trong độ tuồi thanh niên, chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số người cai nghiện, có nhiều bạn là thế hệ sinh năm những năm 2000. Tình trạng bố trí nơi ở sinh hoạt cho người cai nghiện hiện nay đã trở nên quá tải về công suất tiếp nhận”.
Theo ông Nguyễn Thanh Hòa - Giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ cho biết: “qua tìm hiểu các em đang cai nghiện tại đơn vị, hầu hết xuất phát từ việc suy nghĩ lệch lạc trong nhận thức, thiếu hiểu biết về pháp luật, cũng như đua đòi cùng bạn bè dẫn đến vi phạm pháp luật. Những người nghiện ma túy đang độ tuổi lao động, rất trẻ, khi phải vào cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc là tổn thất rất lớn cho nguồn lực của xã hội. Có những em vào đây, sinh năm 2005-2008, những hoàn cảnh đó khiến chúng tôi rất băn khoăn, suy nghĩ về việc chúng ta giáo dục thế hệ trẻ, quan tâm giáo dục thế hệ thanh niên nhiều hơn và cần phải có sự đổi mới hơn”
Ông cho hay, khi người nghiện ma túy đến cai nghiện tại Cơ sở, Ban lãnh đạo Cơ sở Cai nghiện ma túy rất quan tâm đặc biệt đối với những em trong độ tuổi thanh niên, được bố trí tại khu dành riêng cho các em, thực hiện nội quy giờ giấc lao động trị liệu, sinh hoạt trị liệu cũng khác với các anh, chị khác cùng cai nghiện ma túy; các thầy, cô tư vấn cũng tăng cường tư vấn, giáo dục, dạy nghề, giúp các em phục hồi hành vi nhân cách.... Từ giáo dục về đạo đức, pháp luật, văn hóa, đến học nghề… Ngoài giáo dục trực tiếp, Cơ sở còn phát thanh giáo dục hàng ngày về các bài học về giá trị con người, gương người tốt việc tốt làm động lực giúp cho em có nhận thức đúng về pháp luật, cũng như ý thức chấp hành pháp luật, hiểu được tác hại của ma túy. Ngoài ra, tháng 3 hàng năm với nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm trong năm, trong đó có ngày kỷ niệm Công tác xã hội 25/3 và kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ giành riêng 2 hoạt động này tổ chức trong người cai nghiện đặc biệt là người cai nghiện trong độ tuổi thanh niên nhằm giáo dục tư tưởng, hiểu được trách nhiệm của người thanh niên thời đại mới cần phải làm gì? Làm như thế nào mới xứng đáng là thế hệ tiếp bước xây dựng đất nước.
Những bài hát hào hùng đi cùng năm tháng của bao nhiêu thế hệ thanh niên đã tiếp bước truyền thống kiên cường, xung kích, tình nguyện như: hành trình tuổi 20, màu xanh tình nguyện, khát vọng tuổi trẻ … vang lên hàng ngày qua hệ thống loa phát thanh nội bộ như tiếp thêm năng lượng thay cho lời thúc giục những thế trẻ đặc biệt là người cai nghiện ma túy quyết tâm tìm lại tuổi thanh xuân.
Ảnh. Các nữ học viên cai nghiện ma túy đang tham gia lao động trị liệu vệ sinh khu vực xung quanh
Ma túy là nguồn cội, gốc rễ của những vi phạm pháp luật khác, gây ra tình trạng phức tạp về an ninh trật tự, kìm hãm sự phát triển, khiến xã hội phải thêm chi phí để giải quyết hậu quả. Vì vậy, mỗi bản thân chúng ta đặc biệt là người trẻ tìm hiểu, khám phá điều mới lạ là chuyện nên làm, tìm tòi, học hỏi thì quốc gia đó mới phồn vinh, tiến bộ. Tuy nhiên, nên sáng suốt lựa chọn điều gì cần tiếp thu và điều gì cần tránh xa, cần nâng cao cảnh giác, trong bất kỳ hoàn cảnh nào “không nên thử ma túy dù chỉ một lần”.
Tin, ảnh: PC Tính, Hùng Anh