Cơ sở cai nghiện ma túy

Thành phố Cần Thơ

Ngày đăng: 22/03/2024

Người thầy thuốc cứu người nghiện khỏi “làn khói trắng”

 

          Vững vàng về chuyên môn, luôn luôn hoàn thành tốt công việc được giao, giản dị trong cuộc sống, tận tình với người cai nghiện, quyết đoán trong xử lý những ca bệnh đó là những lời nhận xét, đánh giá của viên chức, người lao động và người cai nghiện ma túy khi nói về bác sĩ chuyên khoa I Hồ Quang Triều, Phó Giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ.

          Thời gian thắm thoát từ ngày bước chân vào Cơ sở Cai nghiện ma túy từ năm 1997 (tiền thân là Trung tâm Xúc tiến việc làm tỉnh Hậu Giang cũ) đến nay cũng đã hơn 27 năm, bác sĩ chuyên khoa I Hồ Quang Triều đồng thời cũng là Lãnh đạo phụ trách chỉ đạo trực tiếp Phòng Y tế thuộc đơn vị. Bác sĩ đã nhiều lần từ chối các cơ hội làm việc tốt hơn để ở lại chữa trị cho những bệnh nhân nghiện ma túy. Kể về mối “nhân duyên” gắn bó với Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ, bác sĩ Triều cho biết “thời gian sau khi ra trường được công tác tại một trạm y tế xã, nhưng vì lúc còn trẻ muốn được học hỏi thêm để nâng cao trình độ chuyện môn muốn thay đổi môi trường làm việc, một phần vì cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn nên xin làm việc tại Trung tâm Xúc tiến việc làm (tọa lạc tại Tham tướng, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ngày nay)”.

Ảnh. Bác sĩ CKI, Hồ Quang Triều, Phó Giám đốc Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ

          Những năm qua, ông cùng với đồng nghiệp sát cánh bên nhau, điều hành chỉ đạo, xử lý những trường ca bệnh khó cứu sống nhiều bệnh nhân là người cai nghiện trong tình trạng nguy hiểm “thập tử nhất sinh” do hậu quả của ma túy gây ra.

          Nhớ lại thời gian đầu làm việc với đối tượng là người sống lang thang, cơ nhỡ, người tâm thần, đặc biệt là người nghiện ma túy, bác sĩ bùi ngùi chia sẻ “Thời gian đầu thật sự khủng khiếp với tôi, lúc đó còn khá trẻ, chưa thật sự nhiều kinh nghiệm, mặc dù thời gian trước đó đã công tác tại một Trung tâm y tế, tuy nhiên sau khi làm việc với đối tượng là người nghiện ma túy đã làm cho tôi nhiều hụt hẫng. Một phần vì người nghiện ma túy là những người sống bất cần đời, thường xuyên gây rối hoặc không hợp tác trong công tác điều trị bệnh, tâm lý bản thân chưa thật sự vững có thời điểm tôi có ý định xin thôi việc ...” Nhưng rồi anh cũng dần quen, vì nhờ vào sự nỗ lực cố gắng và sự chỉ dẫn, giúp đỡ tận tình, truyền đạt kinh nghiệm của các anh chị đồng nghiệp đi trước , được lãnh đạo, đồng nghiệp động viên và thương cho những số phận bất hạnh của người nghiện ma túy, đạo đức ngành y đã niếu chân chàng thanh niên trẻ lúc ấy miệt mài tâm huyết với công việc chuyên môn cho đến tận bây giờ mặc dù cũng còn bỡ ngỡ bởi những kiến thức học được ở trường và tình hình thực tế khác nhau rất nhiều. Năm 2015, bác sĩ được bổ nhiệm Phó Giám đốc, vừa làm công tác quản lý, điều hành, công việc của Cơ sở còn phụ trách quản lý chỉ đạo trực tiếp Phòng Y tế, bác sĩ Triều đã chỉ đạo nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị; nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

          Những kỷ niệm xử lý bệnh khó quên

          “Trước đây người nghiện ma túy thường sử dụng nhóm opiate là những chất có nguồn gốc chiết xuất từ thuốc phiện. Bao gồm các dạng: thuốc phiện, Morphin, Heroin, Codeine, Pethidin, Methadon, Buprenorphin trong thời gian cắt cơn giải độc thường rất vật vả, la hét, thiếu kiểm soát, mất lý trí dẫn đến đập đầu vào tường, tự hủy hoại thân thể, dùng vật bén nhọn cắt tay, chân, cổ, gây áp lực cho viên chức, người lao động với mục đích giải quyết chuyển viện điều trị, để họ lợi dụng sơ hở bỏ trốn khỏi cơ sở, tìm lại ma túy. Tôi vẫn còn nhớ có trường hợp, một học viên đã dùng bàn chải đánh răng mài nhọn tự rạch bụng làm tràn ruột ra ngoài. Thật sự ai trong lúc này cũng phải toát mồ hôi làm cách nào để tiếp cận kịp thời cấp cứu. Đạo đức nghề nghiệp đã thúc giục tôi và đồng nghiệp cùng nhau xử lý sơ cấp cứu, động viên tình thần, tiếp cận người nghiện chuyển tuyến tiếp tục điều trị”- Bác sĩ Triều chia sẻ

          Bằng lòng yêu ngành, yêu nghề, người bác sĩ đã không ngần ngại chức vụ mà sẵn sàng xoắn tay vào xử lý các ca bệnh khó như người cai nghiện trong cơn vật vã, dùng vật bén nhọn tự hủy hoại thân thể, máu chảy thành từng vũng nhưng vì lương y của người bác sĩ, đạo đức của người làm nghề công tác xã hội xem họ như là người thân, là con cháu đã xuôi khiến ông quên đi bản thân mình để cứu sống họ, nhiều trường hợp người cai nghiện bị nhiễm HIV/AIDS, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

Ảnh. Bác sĩ CKI, Hồ Quang Triều, Phó Giám đốc tận tâm khám bệnh người cai nghiện

          Không chỉ là một người lãnh đạo giỏi, thực hiện tốt công tác chuyên môn, mà trong quá trình làm việc anh còn tạo điều kiện để những đồng nghiệp trẻ mới bước vào nghề học tập, nâng cao kiến thức, động viên thế hệ trẻ vượt khó khăn để hoàn thành tốt công việc.

          “Bác sĩ Triều luôn tận tâm với người bệnh luôn xem người bệnh như người thân của mình giàu lòng nhân hậu, thương người, can đảm không yếu bóng vía, không sợ bẩn, không sợ máu vì bác sĩ luôn cẩn thận, trung thực, với khả năng phán đoán, nhạy bén tỉ mỉ không bỏ sót trường hợp của bệnh nhân nào. Mặc dù bác sĩ rất nghiêm khắc trong công việc nhưng trong cuộc sống thì bác sĩ luôn hòa đồng cởi mở, biết cách tạo sự tin cậy, cảm thông chia sẻ với cấp dưới, đồng nghiệp bệnh nhân” - Chị Nguyễn Mai Lĩnh, Phó Trưởng phòng Y tế chia sẻ.

          Thời gian công tác phòng, chống dịch Covid-19 kéo dài gây khó khăn cho cả nhân loại, công tác phòng chống dịch chưa bao giờ là dễ dàng, tập trung cao độ của cả hệ thống ngành y tế. Đối với Cơ sở Cai nghiện ma túy thành phố Cần Thơ chuyển sang làm việc tập trung theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, mặc dù môi trường sống làm việc khép kín thuận lợi tách biệt với sự lây lan nhanh chống của dịch bệnh khiến nhiều người phải mất mạng. Chính lúc đó, tinh thần của một số viên chức, người lao động làm việc tại Cơ sở cũng có đôi lúc hoang mang, lo sợ. Đặc biệt viên chức của Phòng y tế luôn trong tình trạng sẵn sàng chăm sóc, điều trị bảo vệ sức khỏe cho cả tập thể viên chức, người lao động và người cai nghiện. Bác sĩ Hồ Quang Triều đã đề xuất những giải pháp chỉ đạo, phân công cụ thể trong công tác phòng ngừa như phun thuốc, test nhanh các trường hợp, đo thân nhiệt tất cả mọi người, thực hiện khai báo y tế đầy đủ.

          Trải qua ngần ấy năm công tác công tác chuyên môn chưa bao giờ khó khăn đối với vị bác sĩ này, ông đã cứu hàng ngàn người cai nghiện. Hiện nay, một số người nghiện ma túy đã hoàn lương có cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc bên gia đình. Không chỉ thực hiện tốt công tác chuyên môn, bác sĩ Hồ Quang Triều còn là Chủ tịch Công đoàn Cơ sở thành viên, chăm sóc đời sống cho viên chức, người lao động và tích cực điều hành, chỉ đạo trong các hoạt động phong trào thi đua tại Cơ sở và tham dự các phong trào do cấp trên phát động. Những năm qua, Công đoàn cơ sở thành viên đạt được nhiều thành tích cao và đáng ghi nhận trong các phong trào thi đua. Với tác phong làm việc nghiêm túc, luôn tận tâm trong công việc, anh là một người gương mẫu, giản dị, thẳng thắn, chân thành, luôn là người Bác sĩ tận tâm với nghề./.

          Tin, ảnh: PC Tính, Hùng Anh